Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN

 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN

Ngày 01/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Thông tư 09/2021/TT-BKHCN về Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ.

Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, các sản phẩm thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu có mã HS quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN và Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ trước khi lưu thông trên thị trường.

1.Khái niệm về thép không gỉ?

Thép không gỉ là thép có khả năng chống ăn mòn cao nhờ vào hàm lượng Cr có trong thành phần thép Yêu cầu trên milltest đi kèm khi cung cấp cho cơ quan chuyên ngành: hàm lượng Crom > 10,5% và hàm lượng C < 1,2%





2. Tiêu chuẩn đăng ký thép không gỉ:

Tiêu chuẩn công bố yêu cầu khi đăng ký cơ quan chuyên ngành: ASTM và SAE, TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài (không được sử dụng tiêu chuẩn cơ sở của cá nhân doanh nghiệp như hồi áp dụng thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)

Kết quả thử nghiệm chỉ quan tâm đến thành phần hóa học có nằm trong mẫu thuộc giới hạn về sai lệch cho phép của tiêu chuẩn công bố và hàm lượng Cr phải lớn hơn 10,5% và hàm lượng C phải nhỏ hơn 1,2%.

3. Nhãn mác:

- Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan về nhãn hàng hóa.

              

- Nhãn của thép không gỉ phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa bằng tay, được ghi/gắn/buộc trên bó, cuộn, tấm, thanh, ống. Thép không gỉ lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Kích thước danh nghĩa, khối lượng và đơn vị đo của hàng hóa;…

4. Phương thức chứng nhận hợp quy theo QCVN 20:2019/BKHCN (Có 2 phương thức chứng nhận áp dụng)

+ Phương thức 5: Đánh giá chứng nhận tại nơi sản xuất hiệu lực 3 năm

+ Phương thức 7: Đánh giá chứng nhận theo lô hàng có hiệu lực theo lô

Mã HS thuộc diện kiểm tra nằm trong các chương 7219, 7220, 7221, 7222, 7223

5. Quy trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ theo QCVN 20:2019/BKHCN (Áp dụng với hàng nhập khẩu)

Bước 1: Nhận thông báo hàng về và chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng tại chi cục đo lường nơi mở tờ khai (đăng ký cổng 1 cửa quốc gia) (Hồ sơ cần contract, invoice, bill, packing list và milltest)

Bước 2: Sau khi có mã kiểm tra chất lượng tại cơ quan chi cục đo lường thì truyền tờ khai và tiến hành các thủ tục làm thông quan hàng hóa

Bước 3: Kéo hàng về kho và gửi yêu cầu đến bên giám định chứng nhận (VIETCERT) qua lấy mẫu tiến hành thử nghiệm và nhận giấy chứng nhận hợp quy.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ (chứng nhận hợp quy, tem hợp quy, tờ khai thông quan) cho cơ quan chi cục đo lường chất lượng

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét