Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN

 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÉP KHÔNG GỈ THEO QCVN 20:2019/BKHCN

Ngày 01/11/2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Thông tư 09/2021/TT-BKHCN về Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ.

Theo đó, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, các sản phẩm thép không gỉ sản xuất trong nước, nhập khẩu có mã HS quy định tại QCVN 20:2019/BKHCN và Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ trước khi lưu thông trên thị trường.

1.Khái niệm về thép không gỉ?

Thép không gỉ là thép có khả năng chống ăn mòn cao nhờ vào hàm lượng Cr có trong thành phần thép Yêu cầu trên milltest đi kèm khi cung cấp cho cơ quan chuyên ngành: hàm lượng Crom > 10,5% và hàm lượng C < 1,2%





2. Tiêu chuẩn đăng ký thép không gỉ:

Tiêu chuẩn công bố yêu cầu khi đăng ký cơ quan chuyên ngành: ASTM và SAE, TCVN, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc gia nước ngoài (không được sử dụng tiêu chuẩn cơ sở của cá nhân doanh nghiệp như hồi áp dụng thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BCT-BKHCN)

Kết quả thử nghiệm chỉ quan tâm đến thành phần hóa học có nằm trong mẫu thuộc giới hạn về sai lệch cho phép của tiêu chuẩn công bố và hàm lượng Cr phải lớn hơn 10,5% và hàm lượng C phải nhỏ hơn 1,2%.

3. Nhãn mác:

- Việc ghi nhãn hàng hóa phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan về nhãn hàng hóa.

              

- Nhãn của thép không gỉ phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa bằng tay, được ghi/gắn/buộc trên bó, cuộn, tấm, thanh, ống. Thép không gỉ lưu thông tại Việt Nam, nhãn hàng hóa bắt buộc thể hiện các nội dung sau bằng tiếng Việt: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Kích thước danh nghĩa, khối lượng và đơn vị đo của hàng hóa;…

4. Phương thức chứng nhận hợp quy theo QCVN 20:2019/BKHCN (Có 2 phương thức chứng nhận áp dụng)

+ Phương thức 5: Đánh giá chứng nhận tại nơi sản xuất hiệu lực 3 năm

+ Phương thức 7: Đánh giá chứng nhận theo lô hàng có hiệu lực theo lô

Mã HS thuộc diện kiểm tra nằm trong các chương 7219, 7220, 7221, 7222, 7223

5. Quy trình kiểm tra chất lượng thép không gỉ theo QCVN 20:2019/BKHCN (Áp dụng với hàng nhập khẩu)

Bước 1: Nhận thông báo hàng về và chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng tại chi cục đo lường nơi mở tờ khai (đăng ký cổng 1 cửa quốc gia) (Hồ sơ cần contract, invoice, bill, packing list và milltest)

Bước 2: Sau khi có mã kiểm tra chất lượng tại cơ quan chi cục đo lường thì truyền tờ khai và tiến hành các thủ tục làm thông quan hàng hóa

Bước 3: Kéo hàng về kho và gửi yêu cầu đến bên giám định chứng nhận (VIETCERT) qua lấy mẫu tiến hành thử nghiệm và nhận giấy chứng nhận hợp quy.

Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ (chứng nhận hợp quy, tem hợp quy, tờ khai thông quan) cho cơ quan chi cục đo lường chất lượng

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm Vietcert sẽ hỗ trợ bạn 24/7, nên nếu có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn và hỗ trợ thì hãy nhấc máy lên liên hệ ngay với Vietcert qua các kênh thông tin:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2022

THỦ TỤC TỰ CÔNG BỐ VÀ KIỂM TRA VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM RƯỢU VANG

Trước tiên, Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert (“VietCert”) xin gửi tới Quý Đơn vị lời chúc sức khoẻ và thịnh vượng.

Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là Tổ chức chứng nhận của Việt Nam có năng lực trong việc thử nghiệm và kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm RƯỢU VANG. Đặc biệt sản phẩm RƯỢU VANG hiện nay đang được tiêu thụ mạnh mẽ và nhu cầu nhập khẩu rất cao.

Dưới đây là một số nội dung hiện các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm RƯỢU VANG quan tâm:

I. VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN:

- NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

II. QUY TRÌNH TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM VÀ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

1. LÀM HỒ SƠ TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM

-  Mã HS sản phẩm RƯỢU VANG tham khảo là 22042111

-  Quy trình:

Bước 1: Tổ chức cá nhân nhập mẫu về thử nghiệm trước tại đơn vị kiểm nghiệm có chức năng

Bước 2: Làm hồ sơ tự công bố và nộp lên Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm nơi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh đợi Cơ quan chức năng xác nhận và đăng tải lên web của Ban quản lý hoặc giấy xác nhận đối với những đơn vị không up lên web.

Hồ sơ chuẩn bị gồm:

- Bản tự công bố

- Hình ản sản phẩm, nhãn chính, nhãn phụ

- Kết quả thử nghiệm có thời hạn trong vòng 12 tháng

2. KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:

Bước 1: Nhập khẩu hàng , chuẩn bị hồ sơ gồm:

Hợp đồng (sales contract), hóa đơn thương mại (commercial invoice), quy cách đóng gói (packing list), vận đơn (bill), chứng nhận xuất xứ (C/O), hồ sơ tự công bố (bao gồm bản tự công bố, hình ảnh sản phẩm, nhãn chính, nhãn phụ, kết quả thử nghiệm còn thời hạn)

Bước 2: Mang hồ sơ trên đăng kí Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm Vietcert. Hồ sơ chính xác và đầy đủ Vietcert sẽ cấp thông báo kiểm tra nhà nước đạt để Doanh nghiệp mang thông báo nộp hải quan để thông quan hàng hoá

Lưu ý:

- Bản hồ sơ tự công bố sẽ được sử dụng cho tất cả các lần nhập khẩu sau, nếu có sự thay đổi về tên sản phẩm, thành phần, cấu tạo, xuất xứ thì doanh nghiệp phải tự công bố lại theo nghị định 15. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng thường yêu cầu các tổ chức, cá nhân nộp kết quả thử nghiệm test định kì 12 tháng/1 lần bổ sung vào Bản tự công bố.

- Quy trình kiểm tra nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được thực hiện cho từng lô. Lô nào cũng phải kiểm tra

III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NHẬP KHẨU RƯỢU VANG ĐƯỢC MIỄN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC ĐIỀU 13 NGHỊ ĐỊNH 15:2018/NĐ-CP

1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.

2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.

3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.

4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.

5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.

6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.

7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.

8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

 

Với đội ngũ chuyên nghiệp, kinh nghiệm dày dặn và tư vấn nhiệt tình. Mọi thắc mắc xin Quý khách hàng liên hệ đến số hotline/zalo: 0905 527 089




 

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG - Ms Thiều Vân - 0903 577 089

                   CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN TƯỜNG DẠNG NHŨ TƯƠNG
g

 1. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn theo Quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD cho các đơn vị sản xuất 

trong nước: Các đơn vị sản xuất sơn trong nước được chứng nhận theo phương thức 5 (theo thông 
 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận như sau:
      - Cung cấp thông tin sản phẩm và thông tin công ty cho VIETCERT qua bản đăng ký chứng nhận
      - Tiến hành soạn thảo hợp đồng
      - Tiến hành đánh giá tại nhà máy và thực hiện lấy mẫu thử nghiệm
      - Cấp chứng chỉ hợp quy

Chú ý: Với các đơn vị sản xuất trong nước thì yêu cầu cần có Hệ thống quản lý ISO 9001 hoặc bộ

             hệ thống tài liệu tương đương.

  2. Thủ tục chứng nhận hợp quy sơn cho các đơn vị nhập khẩu:
Với các đơn vị nhập khẩu sơn thì 
được chứng nhận theo phương thức 7 (theo thông tư 28/2012 của Bộ KHCN), quy trình chứng nhận
    như sau:
    - Cung cấp cho VIETCERT các hồ sơ nhập khẩu cần thiết (Hợp đồng, hóa đơn, bill, packing list,
   CO, CQ, ISO 9001 (nếu có), tờ khai hải quan (có thể bổ sung sau)
     - Nộp cho Hải quan bản đăng ký chứng nhận để tiến hành lấy hàng về kho bảo quản (nếu được
 phép)VIETCERT sẽ cử người lấy mẫu tại kho hoặc tại cảng để đem về thử nghiệm
     - Cấp chứng chỉ hợp quy khi có kết quả
 Chú ý: Với các đơn vị đăng ký chứng nhận nhiều thì VIETCERT sẽ cấp quyền truy cập  phần mềm
 nhập khẩu của VIETCERT để tiến hành đăng ký qua mạng nhằm tạo thuận lợi và tiết kiệm  thời gian
      * Ưu điểm của VIETCERT
      - Thời gian cấp chứng nhận nhanh chóng
      - Giá thành hợp lý
      - Hỗ trợ việc công bố tại Sở Xây dựng
  P/s: Với các đơn vị sản xuất trong nước, VIETCERT có chức năng đánh giá cấp chứng nhận ISO 
  9001 nên sẽ cực kỳ thuận lợi cho khách hàng về thời gian và chi phí.
            Trân trọng cám ơn.
     Best regards,
Mọi chi tiết xin liên hệ.
 Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
--------------------------------------------------------------

HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7 - Ms Thiều Vân - 0903 577 089


HỒ SƠ, QUY TRÌNH CÔNG BỐ HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHỨNG NHẬN THEO PHƯƠNG THỨC 7
Ngày 29/9/2017, Bộ Xây Dựng ban hành Thông Tư số 10/2017/TT-BXD, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018
I. Hồ sơ công bố hơp quy chứng nhận theo phương thức 7
Theo khoản 2 điều 5 TT10/2017/TT-BXD, hồ sơ công bố hợp quy bao gồm:
- Bản công bố hợp quy
- Bản sao y bản chính giấy chứng nhận hợp quy
- Bản sao y bản chính kết quả thử nghiệm
Hợp Quy Vải, Giám Định Vải, Chứng nhận hợp quy vải
II. Trình tự công bố hợp quy
Theo khoản 3 điều 5 TT10/2017TT-BXD
a) Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ công bố hợp quy qua đường bưu điện tới Sở Xây dựng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân công bố hợp quy đăng ký kinh doanh.
b) Đối với hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp quy, Sở Xây dựng tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ công bố hợp quy.
c) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy hợp lệ, Sở Xây dựng ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy (theo Mẫu 3. TBTNHS quy định tại Phụ lục III Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN).
d) Trường hợp hồ sơ công bố hợp quy không hợp lệ, Sở Xây dựng ban hành Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
4. Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy
a) Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy có giá trị theo giá trị của giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận hợp quy cấp.
b) Sau khi có Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa trên thị trường và sử dụng vào các công trình xây dựng.
Một số lưu ý trong làm hồ sơ công bố hợp quy:
-Đối với bản công bố hợp quy:
+ Số công bố là do Doanh nghiệp quyết định và quản lý (ví dụ: lần đầu công bố sản phẩm A, thì bản công bố sản phẩm A đó số 1, lần 2 công bố sản phẩm B thì là số 2)
+ Tên hàng hóa: phải thể hiện tên hàng hóa phù hợp với quy đinh tại QCVN 16:2017/BXD
+Tên chỉ tiêu kỹ thuật công bố: phải thể hiện đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm.
+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin
-Đối với chứng chỉ:
+ Tên sản phẩm, hàng hóa: phải thể hiện tên hàng hóa phù hợp với quy đinh tại QCVN 16:2017/BXD
+ Số lượng: phải thống nhất cách ghi chữ số giữa dấu “.” và dấu “,”. Nên thể hiện dấu thập phân là dấu “,” cho thống nhất với văn bản sẽ tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng để các đơn vị thuận lợi theo dõi và đối chiếu thông tin
-Đối với Phiếu kết quả thử nghiệm:
+ Tên chỉ tiêu kỹ thuật thử nghiệm: phải thể hiện đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm
+ Phương pháp thử và Yêu cầu: phải áp dụng đúng như trong bảng 1 “Danh mục sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn” tương ứng với từng sản phẩm.
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Ms Thiều Vân - 0903 577 089 
Email: thieuvan.vietcert@gmail.com





































GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG THEO THÔNG TƯ 23/2015/TT-BKHCN - Ms Thiều Vân - 0903 577 089


GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ, DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ĐÃ QUA SỬ DỤNG THEO THÔNG TƯ 23/2015/TT-BKHCN
Giám Định Vải, Hợp Quy Vải, Giám Định Máy Móc
Chia sẻ
1. Yêu cầu đối với máy móc, thiết bị
1. Thiết bị đã qua sử dụng được nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Tuổi thiết bị không vượt quá 10 năm;
b) Được sản xuất theo tiêu chuẩn phù hợp với quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia (QCVN) hoặc Tiêu chuẩn Quốc gia (TCVN) của Việt Nam hoặc phù hợp với Tiêu chuẩn của các nước G7 về an toàn, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
2. Đối với thiết bị đã qua sử dụng thuộc các dự án đầu tư, bao gồm dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng, thuộc các trường hợp sau:
a) Dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư;
b) Dự án thuộc diện phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mà không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư.
3. Đối với linh kiện, phụ tùng, bộ phận thay thế đã qua sử dụng: Chỉ được nhập khẩu khi doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu sửa chữa, thay thế đối với thiết bị đang được vận hành tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất có thể tự nhập khẩu hoặc ủy quyền cho doanh nghiệp khác thực hiện việc nhập khẩu.
4. Trong trường hợp cần thiết, tùy thuộc đặc thù của từng ngành, lĩnh vực được phân công quản lý, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định yêu cầu về tuổi thiết bị thấp hơn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này đối với thiết bị đã qua sử dụng (thấp hơn 10 năm) và thông báo cho Bộ Khoa học và Công nghệ biết để thống nhất quản lý.
(Nguồn: Thông tư số Số: 23/2015/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng)
2. Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu và giám định thiết bị đã qua sử dụng:
* Bước 1: Làm bộ hồ sơ gửi tổ chức có năng lực giám định được cấp phép (Trung Tâm VietCert)
- Hồ sơ bao gồm: Hợp đồng mua bán/Biên bản thỏa thuận….; Invoice; Packing list; Vận đơn; Giấy yêu cầu giám định; Catalogue; Chứng nhận C/Q – C/O
==> Tổ chức giám định (Trungtâm VietCert) sẽ tiếp nhận và cấp số cho Giấy yêu cầu giám định.
* Bước 2: Mở tờ khai và làm thủ tục xin đưa hàng về bảo quản.
- Khai báo như bình thường.
- Cần thể hiện số của Giấy yêu cầu giám định đã được cấp trên tờ khai.
- Doanh nghiệp xin đưa hàng về bảo quản cần làm và xuất trình:
+ Công văn theo mẫu 09/BQHH/GSQL Phụ lục V, TT 38/2015/TT-BTC;
+ Bộ hồ sơ theo Luật Hải quan;
+ Bản chính Giấy yêu cầu giám định đã được tổ chức giám định (Trung tâm VietCert) xác nhận và cấp số.
- Sau khi được Lãnh đạo Chi cục Hải quan phê duyệt, cho phép đưa hàng về bảo quản, doanh nghiệp tiến hành các thủ tục lấy hàng từ cửa khẩu về bảo quản tại nhà máy. Nếu tờ khai luồng đỏ thì phải mang hàng về cơ quan Hải quan kiểm hóa rồi mới mang về nhà máy.
* Bước 3: Giám định thiết bị tại nhà máy:
- Sau khi doanh nghiệp đưa hàng về bảo quản tại nhà máy sẽ thông báo cho tổ chức giám định biết để sắp xếp thời gian đến nhà máy giám định thiết bị.
- Khi giám định, bên giám định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá tính đồng bộ, tiêu chuẩn an toàn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường của thiết bị.
- Thời gian thực hiện giám định phụ thuộc vào đặc thù và số lượng thiết bị.
- Sau khi giám định xong, thiết bị sẽ phải bảo quản nguyên trạng tại nhà máy.
* Bước 4: Chờ kết quả giám định và thông quan tờ khai:
- Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày đưa hàng hóa về bảo quản, DN phải nộp cho Cơ quan hải quan chứng thư giám định.
Giám Định Máy Móc, Hợp Quy Vải, Giám Định Vải
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!



Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM VỈ NƯỚNG ĐIỆN - Ms Thiều Vân - 0903 577 089

1. Căn cứ vào QUYẾT ĐỊNH 3482/QĐ-BKHCN ngày 08 tháng 12 năm 2017. Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (National technical regulation on safety for electrical and electronic appliances) ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-­BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng BKHCN, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2009 Bắt buộc những sản phẩm " vỉ nướng điện" bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
                


chứng nhận hợp quy vải, chứng nhận hợp quy thép 


2. Quy trình Chứng nhận hợp quy lò nướng điện nhập khẩu:
Bước 1: Đăng ký kiểm tra nhà nước ở chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng nơi mở tờ khai.
Bước 2: Đăng ký chứng nhận hợp quy ở Vietcert  ( bao gồm bộ hồ sơ nhập khẩu)
Bước 3: Lấy mẫu kiểm tra đạt cấp chứng chỉ.
Bước 4: Bổ sung hồ sơ còn thiếu lên chi cục TDC trong 15 ngày làm việc.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN, HỢP QUY VIETCERT được chỉ định có đầy đủ khả năng chứng nhận hợp quy. VietCert có đội ngũ chuyên gia dày dặn kinh nghiệm đa lĩnh vực sẽ giúp cho mọi người thêm phần an tâm hơn, khi các sản phẩm được chứng nhận hợp quy đảm bảo an toàn về chất lượng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng. 

Mọi chi tiết xin liên hệ.
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Ms Thiều Vân - 0903 577 089 
Email: thieuvan.vietcert@gmail.com

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC - Ms Thiều Vân - 0903 577 089

                         GIÁM ĐỊNH MÁY MÓC THEO THÔNG TƯ 23 

VÌ SAO NÊN CHỌN DỊCH VỤ GIÁM ĐỊNH CỦA VIETCERT???

giám định vải, chứng nhận hợp quy vải
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và 
giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng 
doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển 
hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác
 – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác - Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến 
sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những
 dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.

VietCert hoạt động giám định trên các lĩnh vực:

    1. Giám định về quy cách, chất lượng, tình trạng, số - khối lượng hàng hóa, bao bì, ký mã hiệu đối
 với mọi loại hàng hóa (bao gồm cả máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, đá quý, kim loại hiếm,
 xăng dầu,gas, hàng nông, lâm, thủy sản, khoáng sản).
  2.Giám định công trình xây dựng: cấu kiện xây dựng; thiết bị xây dựng; máy móc xây dựng
  3. Giám định các phương tiện giao thông đường bộ: xe đạp; xe thô sơ; xe gắn máy; xe chuyên dụng 
và các phụ tùng khác.
  4. Kỹ thuật giám định: kiểm đếm; số lượng; khối lượng theo cân; theo thể tích; quá trình hàn; đánh 
giá nhà máy.
  5. Giám định phế liệu: sắt thép phế liệu; nhựa phế liệu; giấy phế liệu và các phế liệu khác.
  6. Giám định hàng tiêu dùng: hàng điện và điện tư gia dùng; hàng kim khí; hàng bao bì; hàng dệt 
may và các loại mặt hàng tiêu dùng khác.
  7. Dịch vụ lấy mẫu, phân tích thử nghiệm mẫu.
  8.Các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.

VietCert hoạt động trên các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và kịp thời, VIETCERT luôn 

đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Ms Thiều Vân - 0903 577 089
Email: thieuvan.vietcert@gmail.com
giám định vải, chứng nhận hợp quy vải, giám định máy móc,